CẨM NANG MANG THAI LẦN ĐẦU CHO CÁC CHỊ EM

Tiêm phòng trước khi mang thai lần đầu

Tiêm phòng trước và trong thời gian mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh; thai nhi có sức đề kháng tốt, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, các chị em mang thai lần đầu cần nắm rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu.

Trước khi mang thai, mẹ bầu cần tiêm những loại vắc-xin sau sau:

– Sởi – quai bị – Rubella: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng. Nếu mẹ bị nhiễm sởi – quai bị – Rubella trong thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, thai nhi dị tật.

 Viêm gan B: Tiêm phòng viêm gan B trước hoặc thời gian mang bầu. Nếu mẹ mắc viêm gan B có thể lây sang con.

tiem phong cum 1

– Thủy đậu: Tiêm trước khi mang bầu tối thiểu 2 tháng trước. Theo thống kê thì có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu có thể chuyển virus gây bệnh sang con trong khi sinh nở.

– Cúm: Tiêm phòng cúm trước khi mang thai 1 tháng. Nếu mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến thai nhi bị dị tật.

Trong khi mang thai, bà bầu cần chú ý lịch tiêm uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại sau mũi 1 cách 1 tháng. Để phòng ngừa sinh non, mẹ nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.

 

Nhận biết dấu hiệu mang thai sớm

Các mẹ mang thai lần đầu cần để ý những sự thay đổi nhỏ trong cơ thể để nhận biết dấu hiệu mang thai, bao gồm:

– Trễ kinh

– Buồn nôn, nôn

– Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc lấm tấm

– Mệt mỏi

– Thường xuyên đi tiểu

– Đầy hơi

– Táo bón

– Đau lưng nhẹ

– Thay đổi tâm lý

– Ngực căng

– Thay đổi khẩu vị

Tuy nhiên, để khẳng định chính xác dấu hiệu mang thai, chị em có thể sử dụng que thử thai hay lí tưởng hơn là tới bệnh viện để siêu âm, làm xét nghiệm máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *