Tuần 5 – 8 của thai kỳ
Bác sĩ sẽ chẩn đoán mẹ có thai hay không, thai đã vào tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần? Việc xác định chính xác tuổi thai sẽ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi ở các mốc khám thai quan trọng sau này.
Tuần 11-13 của thai kỳ
Các mẹ sẽ được siêu âm 4D để khảo sát hình thái thai nhi và xác định các vấn đề như thai ở trong hay ngoài tử cung, có phát triển bình thường hay không; số lượng thai; ngày dự sinh; đo độ mờ da gáy chẩn đoán bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, dị dạng tim, thoát vị cơ hoành…
Mẹ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết:
– Xét nghiệm Double test: Tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau.
– Xét nghiệm máu: Xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt…
– Xét nghiệm nước tiểu: Xác định nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận…
Tuần 20 – 24 của thai kỳ
Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm thai 4D để khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở các cơ quan, nội tạng như:
– Đánh giá giải phẫu của thai nhi: não, tim, phổi, tay chân…
– Đo các chỉ số phát triển của thai: như vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, vòng bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi ước tính…
Tuần 30 – 32 của thai kỳ
Thời điểm này những bất thường mà mốc khám thai 20 – 22 tuần chưa phát hiện thì đến nay có thể thấy rõ. Việc phát hiện bất thường thai nhi sẽ giúp bố mẹ chủ động chuẩn bị những vấn đề cần thiết cho cuộc sinh nở sắp tới như tâm lý, phương pháp sinh thường hay sinh mổ, sinh ở thời điểm nào, điều trị cho bé sau sinh nếu bé có vấn đề…
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, bánh nhau, lượng nước ối, sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai… Từ đó phòng ngừa được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau sinh đồng thời giúp mẹ bầu xác định được ngày dự sinh chính xác hơn.